Mọi người cuối cùng đã bắt đầu để ý hơn đến Phân tích Thành phần cơ thể, khi chúng được xem là một bản đánh giá hữu ích hơn rất nhiều so với BMI, để thẩm định tình trạng sức khỏe. Ngay cả tờ New York Times cũng đăng tải những bài viết về những “cạm bẫy” và cách sử dụng BMI không chính xác. Như vậy: nếu bạn muốn là người tiên phong về lĩnh vực sức khỏe và thể lực, bạn cần phải hiểu thật rõ về Phân tích thành phần cơ thể . Để làm điều đó, bạn cần một thiết bị đo thành phần cơ thể và một phần lớn các công cụ này sử dụng công nghệ phân tích điện trở kháng sinh học (BIA).
Các thiết bị BIA đang trở thành một trong những cách phổ biến và thuận tiện nhất để đo tỷ lệ mỡ cơ thể và thành phần cơ thể vì tốc độ, sự tiện lợi và độ chính xác của chúng. Chúng có mặt ở trên thị trường với các tầm giá rất khác nhau. Một số chỉ tầm vài triệu VND, phục vụ cho cá nhân, trong khi đó có những thiết bị cấp cao, phục vụ cho những cơ sở y tế, giá lên tới hàng trăm triệu đồng.
Vậy, điều gì làm nên sự khác biệt cho chúng ?
Về cơ bản, tất cả các thiết bị BIA hoạt động bằng cùng một phương pháp: Đưa vào cơ thể người một dòng điện nhỏ. Trên đường đi, nó gặp phải sự kháng cự (trở kháng) do sự thay đổi hàm lượng nước ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể bạn – như trong chất béo và cơ bắp – và trở kháng đó được đo lường. Các thông tin gốc này sau đó được phân tích và biên dịch thành các đầu ra hữu ích, chẳng hạn như tỷ lệ mỡ cơ thể và khối lượng cơ thể gầy.
Nhưng, tại sao, nếu mọi thiết bị sử dụng cùng một phương pháp, khoảng giá của chúng lại cách xa đến như vậy? Điều gì cần xem xét khi chọn mua một thiết bị BIA ? Ở đây, chúng tôi sẽ chia nhỏ những điều quan trọng nhất cần xem xét khi mua thiết bị BIA để đo thành phần cơ thể.
1. Kiểm tra dải tần số được sử dụng
Tất cả các thiết bị BIA sử dụng ít nhất một dòng điện đặt ở tần số cụ thể để đo thành phần cơ thể. Trước đây, tần số này thường được đặt ở mức 50 kHz. Một số thiết bị ngày nay tiếp tục sử dụng tần số duy nhất này.
Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu những năm 1990, nghiên cứu bắt đầu tích lũy cho thấy các thiết bị tần số đơn đặt ở mức 50 kHz không dự đoán chính xác sự thay đổi của tổng lượng nước trong cơ thể và việc sử dụng nhiều tần số – nhiều dòng diện – là một phương pháp ưu việt về độ chính xác. Vì vậy, điều đầu tiên bạn sẽ muốn kiểm tra khi xem các thiết bị BIA cho dù đó là thiết bị đơn hay đa tần vì nói chung, các thiết bị sử dụng nhiều tần số được nghiên cứu cho thấy có độ chính xác cao hơn.
Tại sao các thiết bị đa tần số thường chính xác hơn? Câu trả lời nằm ở cách các thiết bị BIA đo lường Trở kháng (impedance) đó, khi dòng điện đi qua cơ thể.
Impendance (Trở kháng) bao gồm 2 yếu tố
Khi dòng điện di chuyển, nước trong cơ thể bạn sẽ cản trở lại dòng điện, sự cản trở này được gọi là Điện trở (Resistance).
Khi dòng điện chạm vào một tế bào, thành tế bào sẽ gây ra sự chậm trễ, vì dòng điện cần tích tụ đủ năng lượng để đâm xuyên qua thành tế bào. Thời gian trì hoãn ngắn ngủi này được gọi là Điện kháng (Reactance). Trở kháng là sự kết hợp của hai giá trị này.
Điều này có nghĩa là gì ?
Các tần số thấp hơn không có đủ năng lượng để đi qua các thành tế bào một cách dễ dàng, vì vậy chúng thường đi theo một con đường dễ dàng hơn bằng cách di chuyển xung quanh các tế bào. Điều này có nghĩa là tần số thấp hơn phù hợp hơn để đo nước ngoại bào (extracellular water – ECW). Ngược lại, tần số cao hơn phù hợp hơn với việc thâm nhập vào thành tế bào và có thể đo cả nước nội bào và ngoại bào. Kết quả cuối cùng là những tần số đó có thể đo được tất cả lượng nước trong cơ thể bạn và cung cấp cho bạn một kết quả chính xác cho Khối lượng cơ thể không béo (Lean body Mass – LBM) của bạn.
Lý tưởng nhất, bạn sẽ muốn một thiết bị sử dụng ít nhất hai tần số – một ở đầu thấp hơn và một ở đầu cao hơn. Bạn càng có nhiều tần số, thiết bị càng có khả năng thu thập thông tin cần thiết để đo chính xác tổng lượng nước cơ thể (Total Body Water – TBW) của bạn và từ đó là cả thành phần cơ thể của bạn.
2. Kiểm tra các thông số đầu ra
Các thiết bị BIA có sự chênh lệch và khác biệt nhau rất lớn về khả năng và các thông số đầu ra mà chúng có thể báo cáo. Một số thiết bị chỉ đo tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể (Percentage Body Fat – PBF) của bạn, trong khi những thiết bị khác có thể cung cấp nhiều thông tin hơn. Thông thường, chất lượng thiết bị BIA càng tốt, bạn sẽ càng nhận được kết quả đầu ra nhiều hơn, toàn diện hơn.
Hầu hết tất cả các thiết bị BIA trên thị trường đều ít nhất sẽ cho bạn biết được PBF của mình. Sử dụng tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể như một chỉ số về sức khỏe và cân nặng tổng thể là một số liệu rất hữu ích và là một công cụ tốt hơn nhiều so với việc chỉ theo dõi cân nặng thông thường.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào Phần trăm mỡ cơ thể để đánh giá thì hoàn toàn không thể nào có cái nhìn toàn cảnh về cơ thể cũng như sức khỏe thật sự.
Sau đây là một vài các Thông số mà thiết bị BIA của bạn nên có nếu bạn muốn đánh giá sức khỏe toàn diện cho Hội viện phòng gym/ Bệnh nhân của mình:
- Khối lượng cơ vân (cơ bám xương): Khối lượng cơ vân chính là lượng cơ bắp mà bạn có thể tăng trưởng và phát triển thông qua tập thể dục (gym) và điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý. Nó cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi trong Lean Body Mass (LBM). Tuy nhiên, Lean Body Mass cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như nước cơ thể. Nếu bạn đang theo dõi Khối lượng cơ vân, bạn sẽ có thể tham khảo chéo mức tăng cơ bắp của bạn so với Lean Body Mass để đảm bảo rằng sự tăng trưởng đó là do cơ bắp chứ không phải do nước.
- Phân tích Nước cơ thể: Vì tất cả các thiết bị BIA đều có thể đo tổng lượng nước cơ thể thông qua trở kháng, nếu thiết bị của bạn có thể cung cấp cho bạn thông tin này, bạn sẽ biết tổng lượng nước cơ thể bạn có. Nếu thiết bị của bạn có thể phân tách thành các thành phần nước nội bào và ngoại bào, bạn sẽ có thể phát hiện được nếu như có sự mất cân bằng về phân bổ lượng nước trong cơ thể mình. Với thông tin đó, bạn sẽ biết nếu bạn có bất kỳ sự phù nề bất thường do viêm, chấn thương,…
- Góc pha cơ thể (Phase Angle): Góc pha là phép đo mối quan hệ giữa Điện trở, Điện kháng và Trở kháng. Nó có thể cho bạn một thước đo đánh giá về tính toàn vẹn của thành tế bào (cell membrane), từ đó đánh giá khả năng giữ nước cũng như chất dinh dưỡng ở trong tế bào của chúng. Điều này có tác động đến sức khỏe tổng thể của bạn. Bằng cách theo dõi Góc pha, bạn sẽ có thể biết được sức khỏe của từng tế bào và lượng nước bên trong chúng.
3. Kiểm tra xem: Cái gì được đo (measure) và cái gì được ước tính (estimate)
Nguyên lý của nhiều thiết bị BIA là sử dụng Trở kháng để ĐO (MEASURE) các chỉ số một phần nhất định của cơ thể (ví dụ, chân) và kết quả của phần đó được sử dụng để làm cơ sở ước tính toàn bộ phần còn lại của cơ thể. Trước khi chọn thiết bị BIA, bạn nên biết chính xác thiết bị của mình đang đo và ước tính gì..
Các bàn cân BIA tại nhà sử dụng công nghệ BIA để xác định thành phần cơ thể hoạt động bằng cách gửi dòng điện vào tại một chân và điện đầu ra ở chân còn lại. Trở kháng chỉ thực sự được đo cho chân. Để tính toán phần thân trên, thiết bị sẽ đưa ra các giả định về thành phần cơ thể của bạn dựa trên thành phần của đôi chân của bạn (và có thể sử dụng dữ liệu về tuổi và giới tính).
Các thiết bị BIA cầm tay chỉ đo trở kháng ở cánh tay và phần trên cơ thể. Tương tự như cách đo chân, các loại thiết bị BIA này sẽ ước tính nửa thân dưới với kết quả từ phần thân trên.
Lưu ý: Có rất nhiều thiết bị BIA sử dụng Trở kháng “Toàn thân” (Whole Body), tuy nhiên điều này rất dễ gây hiểu nhầm rằng chúng Đo được toàn bộ cơ thể. Không giống như bàn cân và các thiết bị cầm tay, dòng điện đi qua toàn bộ cơ thể theo nghĩa là nó đi từ cả thân trên và thân dưới. Tuy nhiên, các thiết bị trở kháng Whole Body không thực sự đo trực tiếp toàn bộ cơ thể. Thông thường, các thiết bị trở kháng Whole Body có được hầu hết dữ liệu đo từ cánh tay và chân mà các điện cực được đặt . Giống như thiết bị cầm tay và cân, các thiết bị này phải ước tính kết quả cho phần còn lại của cơ thể.
Cuối cùng, là những thiết bị sử dụng công nghệ BIA phân đoạn trực tiếp (DSM-BIA). Những thiết bị này được lập trình theo cách chúng phân tích cơ thể bạn theo năm phần riêng biệt – hai cánh tay, hai chân và thân.
Mỗi phần được phân tích độc lập và từ đó, một phép đo cho toàn bộ cơ thể được tạo ra. Điều này tương tự như cách các máy DEXA hoạt động và khi so sánh với kết quả DEXA, công nghệ DSM-BIA đã được chứng minh lâm sàng là có độ chính xác cao. So với các phương pháp BIA khác, DSM-BIA cung cấp kết quả dựa trên các phép đo trực tiếp, không sử dụng ước tính để bù cho các khu vực không được đo trực tiếp.
Tổng kết: Cách chọn thiết bị BIA
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua, sử dụng một thiết bị BIA cho cá nhân, hay cho cơ sở Fitness, phòng khám, bệnh viện của mình.
Tổng hợp lại chúng ta nên ÍT NHẤT nhìn vào các tiêu chí sau.
- Sự chính xác thường tỉ lệ thuận với số lượng tần số mà thiết bị đó sử dụng cho các dòng điện của mình. Bạn nên chọn một thiết bị có ít nhất 2 tần số, 1 cao và 1 thấp.
- Bạn nên chọn một thiết bị cho bạn nhiều kết quả/ thông số có ý nghĩa hơn là chỉ có Phần trăm mỡ cơ thể (PBF). Với các thông số đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, đồng thời có nhiều thứ để đánh giá, tư vấn được hơn cho các khách hàng/bệnh nhân của mình.
- Phải nắm bắt thật rõ xem thiết bị của bạn đang Đo chỉ số nào và Ước tính những chỉ số nào. Nếu bạn là một bác sỹ và quan tâm đến độ chính xác lâm sàng hơn các yếu tố khác, bạn sẽ cần đòi hỏi các thiết bị này ĐO càng nhiều càng tốt, không nên chỉ đo một phần và Ước tính phần còn lại.
Nguồn: InBody USA.
InBody Việt Nam - Thiết bị phân tích cơ thể duy nhất được FDA cấp chứng nhận tại Việt Nam
• https://inbody.com.vn
• Địa chỉ văn phòng:
Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà HQ, 193C3 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
Hồ Chí Minh: Tầng 5, Tòa nhà Twins Tower, 85 Cách mạng Tháng 8, Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyên bố trách nhiệm: Các bài viết chỉ nhằm mục đích thông tin và không nên được sử dụng làm cơ sở điều trị bệnh nhân. Tất cả các ý kiến được thể hiện bởi các tác giả và các nguồn trích dẫn là của riêng họ và không nhất thiết phản ánh ý kiến của các biên tập viên, nhà xuất bản hoặc ban biên tập của InBody Việt Nam.